Trong Phật giáo, đôi lúc chúng ta có nghe người ta nói như “Người có căn cơ tốt” hoặc “Người có căn tu”… Vậy ý nghĩa, hàm ý của từ “người có căn là gì”, “căn tu là gì”, hãy cùng Vô Vi giải đáp trong bài viết này.
Bạn đang xem: Căn cơ là gì
Định nghĩa căn cơ trên Google
Căn cơ là từ của Phật giáo. Căn là gốc rễ, cơ là bộ máy. Người có căn cơ là người có gốc rễ và bộ máy gần gũi với giáo pháp. Một từ khác là có “nhân duyên” với giáo pháp
Nguồn từ https://dotchuoinon.com
Căn cơ để chỉ một người có nền tảng, cơ sở vững chắc.
Nguồn từ https://vtudien.com
Vậy chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về căn là gì. Tổng hợp từ 2 nguồn tham khảo phía trên, khi người khác nói “Người có căn cơ tốt” tức là người này có một nền tảng, cơ sở vững chắc hay người này có “gốc”.

Căn cơ trong thời hiện đại
Để giải thích rõ hơn về từ căn cơ, chúng ta hãy cùng xem xét đến một khía cạnh khác liên quan đến tâm trí. Làm sao người khác có thể cảm nhận hay nhìn được một người có căn cơ tốt hay chưa tốt?
Đọc thêm bài viết Tâm trí là gì? Định nghĩa tâm trí tại đây!
Tâm trí chúng ta là nơi sản sinh ra các ý nghĩ và năng lượng của các ý nghĩ ấy. Vì vậy, một người được xem là có năng lượng thanh thoát, nhẹ nhàng là người có ít suy tưởng bên trong tâm trí họ, họ thường không để tâm, để bụng khi có ngoài cảnh tác động đến họ. Ngược lại, người mang năng lượng nặng nề thường có những biểu hiện như sân si, bức xúc, khó chịu… khi có người khác hoặc ngoại cảnh tác động đến họ.
Vậy để quan sát được người khác có căn cơ tốt hay không, người ta chỉ cần quan sát được năng lượng của người đó hay nói cách khác là quan sát thần thái của họ. Người quan sát được người khác cũng có trực giác rất nhạy bén, hoặc năng lượng bên trong tâm trí của họ cũng phải thanh thoát mới có thể cảm nhận được năng lượng của người kia.
Ví dụ: Người có tâm trí mang năng lượng nặng nề giống như đeo cặp kính màu đen vậy, họ sẽ chỉ nhìn thấy cuộc sống họ toàn màu đen, người có tâm trí thanh nhẹ, họ nhìn cuộc sống trực tiếp thông qua đôi mắt của mình, họ cảm nhận được cuộc sống sống động hơn người thường.
Một người chứa quá nhiều năng lượng thô trược bên trong tâm trí sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng phán đoán, giải quyết công việc. Bởi vì có quá nhiều suy tưởng, nó sẽ khiến tấm trí họ thôi thúc làm hết điều này đến điều kia, làm giảm đi khả năng tập trung của tâm trí.
Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như người mang năng lượng rất nặng nề nhưng trí họ rất sáng, họ có thể giải quyết các vấn đề rất tốt. Năng lượng nặng nề đó do họ thu lượm từ bên ngoài vào, nó làm họ sân si, bức xúc… nhưng đó cũng là những bài học của riêng họ, họ sẽ dần dần biết cách vượt qua và trở nên tinh tường hơn.

Làm sao để tự mình biết rằng mình là người có căn cơ tốt hay chưa?
Không có định nghĩa cụ thể nào để biết ta có căn cơ tốt hay không, một người bức xúc cũng có thể là người có căn cơ tốt. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để biết mình có căn cơ tốt hay không:
+ Luôn phát tâm cầu đạo, tìm chân lý cho bản thân
+ Luôn cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, không mang cảm xúc tiêu cực hay tích cực
+ Ít sân si, bức xúc, khó chịu với người khác
+ Trí cực sáng, khả năng tập trung làm việc cực cao
+ Ít bị chi phối bởi cảm xúc.
+ Khả năng tiếp thu cực kì nhanh và tốt
+ Đọc và hiểu được các loại kinh sách
…
Những đứa trẻ hồn nhiên, ít sân si
Kết luận
Căn cơ tốt hay không phụ thuộc vào khả năng tu hành của mỗi người, tiếp tục dấn thân trên con đường tu hành, tâm trí bạn sẽ trở nên thanh nhẹ hơn, từ đó căn cơ của bạn sẽ cao hơn.