realchampionshipwrestling.com gửi đến bạn đọc tổng hợp một số đề thi môn Luật Tố tụng dân sự để tham khảo phục vụ cho mục đích ôn tập. Bạn đang xem: Đề thi luật tố tụng dân sự có đáp án

ĐỀ THI SỐ 04
Câu 1. Trả lời các nhận định và câu hỏi sau.
1. Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là tất cả những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người khởi kiện là cá nhân phải tự mình làm đơn khởi kiện.
3. Đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ.
4. Tòa án cấp phúc thẩm không thể xét xử lại nội dung không được kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm.
5. Phân tích các điều kiện xác định tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015. Cho ví dụ tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định này.
Câu 2. Bài tập
Bà Hường kết hôn hợp pháp với ông Hoàn năm 2010. Sau thời gian chung sống, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên tháng 12/2016, bà Hường khởi kiện yêu cầu ly hôn, giải quyết vấn đề con chung và chia tài sản chung. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết, biết ông Hòa và bà Hường có:
– Con chung là cháu Hưng (sinh năm 2013)
– Tài sản chung bao gồm nhà đất tại quận Gò Vấp, TP.HCM; 01 số tiết kiệm 500 triệu đồng tại Ngân hàng X; ngoài ra còn các vật dụng gia đình khác, …
Hiện, bà Hường và ông Hoàn đã ly thân, bà Hường cư trú tại quận Gò Vấp, TP.HCM; ông Hoàn cú trú tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2. Giả sử, tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án: Về quan hệ hôn nhân, bà Hường và ông Hoàn thuận tình ly hôn; về con chung, hai bên thỏa thuận là bà Hường sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng; tài sản chung chia đôi. Nếu hướng giải quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong trường hợp này.
3. Tháng 10/2018, ông Ngoan có đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con vì cho rằng cháu Hưng (sinh năm 2013) là con của ông và bà Hường. Nếu hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này.
ĐỀ THI SỐ 05
Câu 1. Trả lời câu hỏi và các nhận định sau.
1. Đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
2. Trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, Tòa án phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
3. Người khởi kiện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Tòa án phải ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án tại phiên tòa.
5. So sánh quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Câu 2. Bài tập
Chị Thành và anh Tuệ kết hôn hợp pháp năm 2000. Sau khi kết hôn, vợ chồng có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống chung. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên chị Thanh đã khởi kiện yêu cầu ly hôn, giải quyết vấn đề con chung và chia tài sản chung. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện
1. Xác định tư cách đương sự, biết rằng chị Thanh anh Tuệ có:
– Con chung: cháu Tiến (sinh năm 2001), cháu Nhi (sinh năm 2001) và cháu Quang (sinh năm 2014).
– Tài sản chung: quyền sử dụng đất tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Ninh; một ngôi nhà cấp bốn và một xưởng cưa mâm trên đất; một máy cưa mâm và các vật dụng giá đình khác.
– Nợ chung: nợ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Ninh 12 triệu đồng và lãi phát sinh; nợ bà Khuê 55 triệu đồng; nợ bà Minh 30 triệu đồng; nợ bà Sa 04 chỉ vàng 24K.
2. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải các đương sự thỏa thuận với nhau về toàn bộ vụ án. Theo đó: các con chung do chị Thành nuôi dưỡng, không yêu cầu cấp dưỡng; chị Thành được nhận toàn bộ tài sản chung; chị Thành có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ chung. Đồng thời, các bên cũng thỏa thuận được với nhau về án phí. Nêu hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này?
ĐỀ THI SỐ 06
Câu 1. Trả lời các nhận định và câu hỏi sau
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Khi tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luât.
3. Tất cả các bản án, quyết định sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
4. Một người có thể vừa là đương sự vừa là người đại diện cho đương sự khác trong cùng một vụ án
5. Phân biệt ngắn gọn hậu quả pháp lý của việc “các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm” và việc “các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm”. (2 điểm)
Câu 2. Bài tập
Ông Bê và bà Phước là vợ chồng hợp pháp, ông bà có ba người con là anh Tín (cư trú tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), chị Tuyết (cư trú tại thành phố Tân An. tỉnh Long An) và anh Tuấn. Ông Bê, bà Phước qua đời để lại di sản gồm 2.895 m2 đất vườn và căn nhà trên đất thuộc thửa số 605 tại ấp Phú Thuận, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An hiện do chị Tuyết quản lý. Ngày 03 tháng 8 năm 2016, Anh Tín khởi kiện chị Tuyết yêu cầu chia di sản thừa kế.
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
2. Vì nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý án tranh chấp về thừa kế tài sản cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Ngày 09 tháng 02 năm 2017, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa án.
ĐỀ THI SỐ 07
Câu 1. Trả lời các nhận định và câu hỏi sau
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là một tháng, kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có trách nhiệm tổ chức phiên hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần phải giải quyết.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự có thể là người không trực tiếp gây thiệt hại cho nguyên đơn.
4. Chỉ tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài.
5. Phân biệt ngắn gọn hệ quả pháp lý của việc “người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm” và việc “người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm”. (2 điểm)
Câu 2. Bài tập
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
2. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, ngân hàng X rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Hãy cho biết hướng giải quyết của tòa án trong trường hợp này.
ĐỀ THI SỐ 08
Câu 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Đương sự trong vụ án dân sự bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
3. Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành xét xử lại toàn bộ vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị.
4. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm nếu yêu cầu khởi kiện không được Tòa án chấp nhận.
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp thạm thời có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
6. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm là giống nhau.
Câu 2. Bài tập
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và xác định tư cách đương sự.
2. Những Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ kiện trên?
3. Tại phiên tòa sơ thẩm, anh B bị đột quỵ chết nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án này có đúng pháp luật không? Vì sao?
ĐỀ THI SỐ 09
Câu I. Trả lời các nhận định và câu hỏi sau.
1. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm.
2. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự có thể thỏa thuận những vấn đề ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị.
3. Chánh án tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự và Tòa án.
5. Anh chị hãy phân tích nội dung nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong BLTTDS 2015 và cho biết nguyên tắc này được cụ thể hóa tại các Điều luật nào.
Câu II. Bài tập
Bài tập 1.
Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú taị Quận 1, Tp.HCM) làm chủ sở hữu của căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, Tp.HCM. Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, Tp.HCM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, Tp.HCM. Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà. Ông Tuấn và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài, ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này. Năm 2017, ông Điệp và bà Minh đã khởi kiện ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên. Hãy xác định tư cách đương sự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Bài tập 2.
ĐỀ THI SỐ 10
Câu 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Tòa án phải chuyển vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thẩm quyền.
2. Người khởi kiện có quyền kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.
3. Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện nếu kèm theo đơn khởi kiện người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hớp pháp của họ bị xâm phạm.
4. Tòa án sẽ đưa một người tham gia vụ án dân sự cới tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi có yêu cầu của đương sự.
Câu 2. Bài tập
Bài tập 1. Chị Nguyệt là Việt kiều đang sinh sống tại Nhật Bản. Năm 2009, chị Nguyệt về nước và nhờ anh trai là anh Nhịn (cư trú tại huyện thủ Thừa, tỉnh Long An) mua đất của bà Hòa (cư trú tại thành phố Tân An, tỉnh Long An) tại thửa số 1829, 1830, 1963 và 971, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Năm 2013, anh Nhịn kết hôn với chị Linh (cư trú tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Năm 2016, Chi cục thi hành án huyện thủ Thừa, tỉnh Long An đã kê biên thửa đất nêu trên để đảm bảo thi hành án khoản nợ của vợ, chồng anh Nhịn, chị Linh với ông Giàu và bà Nhó (cùng cư trú tại Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh). Năm 2017, chị Nguyệt khởi kiện yêu cầu xác định thửa số 1829, 1830, 1963 và 971 tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An thuộc quyền sở hữu của chị Nguyệt, anh Nhịn chỉ là người đứng tên giùm. Anh/Chị hãy xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết?
1. Tòa án cấp phúc thẩm có căn cứ để hoãn phiên tòa không? Tại sao
2. Nhận xét quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án.
ĐỀ THI SỐ 11
Câu 1.Nhận định
1. Nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng phải được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết.
3. Hòa giải không phải là hoạt động bắt buộc khi Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
4. Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục thông thường sang giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ điều kiện.
5. Đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng với cùng một phạm vi ủy quyền.
6. Thẩm phán và Hội đồng nhân dân ngang quyền trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Câu 2. Bài tập
1. Xác định quan hệ tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
Xem thêm: Vòng Tròn Jerk Vòng Tròn Của Jerk, Vòng Tròn Của Jerk
ĐỀ THI SỐ 12
Câu 1. (3 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
2. Đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải là Thẩm phán đã thụ lý đơn khởi kiện.
Câu 2. (3 điểm) Lý thuyết
So sánh thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm.
Câu 3. (4 điểm) Bài tập
Cụ Ân chết năm 2014, để lại nhà đất tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nay các con của cụ là bà Lợi (cư trú tại bang Texas, Hoa Kỳ), bà Định (cư trú tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), bà Mỹ (cư trú tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) khởi kiện cụ Nhan (vợ cụ Ân, hiện đang cư trú tại tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của cụ Ân theo pháp luật, cụ thể các bà và cụ Nguyễn Thị Nhan (vợ cụ Ân) mỗi người được hưởng ¼ nhà đất nêu trên và ¼ số tiền 164.284.800 đồng (tiền đền bù khi Nhà nước thu hồi một phần đất), không chấp nhận di chúc năm 2013 do cụ Ân lập khi không còn minh mẫn.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án?
2. Tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự thống nhất được với nhau về phân chia số tiền 164.284.800 đồng. Tuy nhiên, các bên không thỏa thuận phân chia nhà đất tại thành phố Mỹ Tho. Nêu hướng giải quyết của Hội đồng xét xử?
ĐỀ THI SỐ 13
Câu 1. (6 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự vì đã có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
2. Tòa án cấp phúc thẩm không được công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
3. Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
4. So sánh việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm.
Câu 2. (4 điểm)
1. Xác định tư cách đương sự.
2. Xácđịnh Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Giả sử sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Bản án sơ thẩm, ông B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông B rút đơn khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của ông B, ra Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
ĐỀ THI SỐ 14
Câu 1. Nhận định
1. Đương sự là người chưa thành niên và bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án chỉ định người đại diện cho họ.
2. Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi đưa ra yêu cầu độc lập.
4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được ban hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.
5. Chỉ có Tòa án mới có quyền uỷ thác cho các cơ quan nhà nước thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự.
6. Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Câu 2. Bài tập
Căn nhà số 66 tại phố Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cụ Quảng (chết năm 2014) và cụ Thênh (chết năm 2015). Vợ chồng cụ Quảng có ba người con là anh Đường (định cư ở nước ngoài từ năm 2013), và 2 người con trong nước là anh Hưng và chị Tiến. Khi cụ Quảng chết, căn nhà do cụ Thênh, anh Hưng, chị Tiến và bà Hậu quản lý. Khi cụ Thênh chết, anh Hưng và chị Tiến đã tự chia căn nhà làm hai phần để ở. Sau một thời gian, chị Tiến bán phần nhà ở của mình cho bà Oanh. Anh Hưng không đồng ý nên đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Quảng và cụ Thênh.
1. Hãy xác định tư cách đương sự.
2. Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, anh Hưng rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Hãy cho biết hướng giải quyết của tòa án trong trường hợp này.
ĐỀ THI SỐ 15
Câu 1. Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích tại sao?
1. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự chỉ được áp dụng khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
2. Nguyên đơn là người khởi kiện chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hớp pháp của mình.
3. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án.
4. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết.
5. Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
6. Đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.
Câu 2. Bài tập
Ông H khởi kiện tại Tòa án buộc ông E phải bồi thường cho mình số thiệt hại về tài sản là 28 triệu đồng do ông E xây nhà làm đổ sập bức tường của ông H. Bản án sơ thẩm chỉ chấp nhận cho ông H mức bồi thường là 5 triệu đồng. Ông H kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông H rút đơn kháng cáo. Đồng thời ông E cũng thừa nhận bồi thường 5 triệu đồng như bản án sơ thẩm là thỏa đáng. Tòa án cấp phúc thẩm đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về nội dung ông E phải bồi thường cho ông H 5 triệu đồng như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Anh (Chị) có ý kiến như thế nào về việc áp dụng pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm trong vụ án nêu trên?
ĐỀ THI SỐ 16
Câu 1: Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích tại sao?
1. Chỉ có Tòa án mới có quyền ủy thác thu thập chứng cứ
2. Các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
3. Người nước ngoài không được tham gia tố tung trong vụ án dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
4. Thủ tục phúc thẩm các quyết định sơ thẩm tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai.
5. Địa vị tố tụng của các đương sự chỉ có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
6. Người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tham gia phiên tòa tái thẩm.
Câu 2. Bài tập
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận, TP.HCM ký hợp đồng cho doanh nghiệp tư nhân Minh Như (chủ doanh nghiệp là ông Minh) có trụ sở tại quận 3, TPHCM vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho khoản vốn vay, vợ chồng ông Minh và bà Như (cư trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM) thế chấp căn nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất của họ tại Quận 7, TP.HCM cho Ngân hàng. Do đến hạn nhưng bên vay không trả khoản tiền vay nêu trên nên bên cho vay khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Căn cứ pháp lý? Nếu trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thay đổi không? Tại sao?
2. Xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể? Căn cứ pháp lý?
ĐỀ THI SỐ 17
Câu 1. Trả lời các câu hỏi và nhận định sau
1. Đương sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự.
2. Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3. So sánh hậu quả pháp lý khi người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất và lần thứ hai không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan tại phiên tòa phúc thẩm dù đã được triệu tập hợp lệ.
4. Anh A khởi kiện yêu cầu tòa án buộc B trả 500 triệu đồng vay tiền và lãi suất kèm theo. Bản án sơ thẩm của tòa án quận X tuyên B trả cho A 450 triệu đồng tiền vay và 30 triệu đồng tiền lãi. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đã kháng nghị phần tiền vay. Hội đồng giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị và xem xét cả phần tiền lãi mà B phải trả cho A. Anh chị hãy nêu quan điểm về việc xem xét giải quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Câu 2. Bài tập
A (30 tuổi, cư trú tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) kết hôn hợp pháp với B ( 35 tuổi, cư trú tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh). Sau một thời gian chung sống, A gửi đơn đến tòa án yêu cầu xin li hôn với B, xin được nuôi con là bé C (sinh năm 2014) và chia tài sản chung là căn nhà ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Cha mẹ của B cũng có yêu cầu là A trả lại cho họ khoản tiền là 200.000.000 đồng mà trước đây đã cho A vay vì mục đích kinh doanh riêng của A
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự.
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Xác định những tài liệu, chứng cứ mà A, cha mẹ của B phải cung cấp cho Tòa án để chứng minh yêu cầu và sự phản đối yêu cầu của họ là có cơ sở.
4. Tại phiên tòa sơ thẩm, A rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Anh chị nhận xét gì về hành vi trên hội đồng xét xử sơ thẩm.
ĐỀ THI SỐ 18
Câu 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Đương sự là người chưa thành niên và bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án chỉ định người đại diện cho họ.
2. Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi đưa ra yêu cầu độc lập.
4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được ban hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.
Câu 2. Lý thuyết
So sánh việc “các đương sự thỏa thuận được với nhau tại phiên tòa sơ thẩm” và “các đương sự thỏa thuận được với nhau tại phiên tòa phúc thẩm”.
Câu 3. Bài tập
Căn nhà số 66 tại phố Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cụ Quảng (chết năm 2014) và cụ Thênh (chết năm 2015). Vợ chồng cụ Quảng có ba người con là anh Đường (định cư ở nước ngoài từ năm 2013), và 2 người con trong nước là anh Hưng và chị Tiến. Khi cụ Quảng chết, căn nhà do cụ Thênh, anh Hưng, chị Tiến và bà Hậu quản lý. Khi cụ Thênh chết, anh Hưng và chị Tiến đã tự chia căn nhà làm hai phần để ở. Sau một thời gian, chị Tiến bán phần nhà ở của mình cho bà Oanh. Anh Hưng không đồng ý nên đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Quảng và cụ Thênh.
1. Hãy xác định tư cách đương sự.
2. Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Hãy nêu những chứng cứ, tài liệu mà các đương sự phải cung cấp cho Tòa án để bảo vệ yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác.
ĐỀ THI SỐ 19
Câu 1. (3 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Tòa án cấp sơ thẩm có quyền xét xử vắng mặt đương sự nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất và được Tòa án triệu tập hợp lệ.
2. Tòa án không phải tiến hành hòa giải khi giải quyết việc dân sự.
3. Đương sự không có quyền cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm.
Câu 2. (3 điểm)
So sánh thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
Câu 3. (4 điểm)
Cháu A (9 tuổi, cư trú tại Quận Thủ Đức, TP.HCM) bị anh B (22 tuổi, cư trú tại Quận 9, TP.HCM) chạy xe máy gây tai nạn tại Quận 2, TP.HCM. Do không thỏa thuận được mức bồi thường nên mẹ của A là bà C đã khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu anh B bồi thường số tiền là 150 triệu đồng. Tòa án đã thụ lý.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án?
2. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết tình huống trên như thế nào?
ĐỀ THI SỐ 20
Câu 1. (3 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự.
2. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chết, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Người kháng cáo rút đơn kháng cáo thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Câu 2. (3 điểm)
Có quan điểm cho rằng: “Chỉ có nguyên đơn mới có quyền quyết định và tự định đoạt trong quá trình giải quyết vụ án”. Quan điểm của anh chị? Cho ví dụ cụ thể minh họa, luận giải cho ý kiến của anh chị?
Câu 3. (4 điểm)
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án.
2. Giả sử bà Tốt tách các yêu cầu của mình thành nhiều đơn khởi kiện khác nhau thì có thay đổi thẩm quyền của Tòa án giải quyết và tư cách đương sự trong từng vụ án không?